Phụ nữ mang thai nghi nhiễm Zika cần làm gì?

Phụ nữ mang thai nên thường xuyên siêu âm, khám thai để phát hiện nguy cơ với thai nhi

Đã từng nhiễm Zika liệu có bị lại không?

Có thêm công cụ mới phát triển vaccine phòng ngừa virus Zika

Chỉ dẫn quan hệ tình dục an toàn ngăn ngừa lây nhiễm virus Zika

Virus Zika lan rộng 16 quận huyện Sài Gòn

Triệu chứng nghi nhiễm Zika

Thai phụ được nghi nhiễm virus Zika khi có đủ các triệu chứng sau: Nổi ban đỏ trên da, sốt nhẹ khoảng 37,5 độ C, đau đầu, đau mỏi cơ khớp hoặc viêm kết mạc mắt. Nếu có đủ các triệu chứng nêu trên bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán tại bệnh viện, sau đó gửi mẫu cùng phiếu thông tin về khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ngay trong ngày.

Trong quá trình xét nghiệm, thai phụ được tư vấn những hậu quả có thể xảy ra khi nhiễm Zika trong thai kỳ. Các biện pháp cần thực hiện để phát hiện bất thường thai do nhiễm Zika. Các biện pháp để phòng, chống lây nhiễm Zika cho người khác.

Trường hợp thai phụ nghi ngờ nhiễm Zika và xét nghiệm Zika cần theo dõi thai kỳ và siêu âm định kỳ theo quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản: Chú ý siêu âm đánh giá hình thái thai nhi để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của hội chứng Zika bẩm sinh hoặc tư vấn thêm cho thai phụ về những vấn đề liên quan đến nhiễm Zika trong thai kỳ.

Tầm soát dị tật đầu nhỏ khi nhiễm Zika như thế nào?

Đầu nhỏ là dị tật thai nhi dễ phát hiện nhất vì là dị tật về hình thể. Cùng với chiều dài, cân nặng thì sự phát triển vòng đầu của thai nhi được khảo sát qua siêu âm ở các kỳ khám thai. 

Dị tật đầu nhỏ ở trẻ có thể phát hiện sau tuần 18 bằng siêu âm thai, gọi là siêu âm hình thái. Bác sỹ sẽ đo kích thước đầu của thai nhi, kích thước quan trọng nhất là chu vi đầu và đường kính lưỡng đỉnh. Đây là 2 kích thước để đánh giá sự phát triển của đầu, qua đó phát hiện dị tật đầu nhỏ.

Dị tật đầu nhỏ có thể phát hiện qua siêu âm ở tuần 18 của thai kỳ

Thứ 2 là siêu âm cấu trúc não - đánh giá hình ảnh siêu âm của vỏ não, qua đó có thể phát hiện bất thường cấu trúc não là nguyên nhân dẫn đến đầu nhỏ

Thứ 3 là quan sát hình dáng của đầu bằng siêu âm, cũng có thể phát hiện được sự thay đổi hình dáng đặc trưng trong hội chứng đầu nhỏ 

Như vậy, hội chứng đầu nhỏ được phát hiện bằng siêu âm, bắt đầu từ sau tuần thứ 18, sau đó theo dõi siêu âm 2 tuần một lần. 

Khi đã xác định thai nhi bị tật đầu nhỏ, cơ sở y tế phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn cho thai phụ và gia đình để họ tự đưa ra quyết định. Trường hợp thân nhân quyết định giữ lại thai, bệnh viện phải tiếp tục chăm sóc thai nghén, tư vấn và hỗ trợ tâm lý trước sinh cho thai phụ cùng gia đình để họ chuẩn bị chăm sóc bé sơ sinh.

Theo PGS.TS. Trần Danh Cường – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương: “Việc khám thai phát hiện dị tật đầu nhỏ ở trẻ không khó, nhưng thử thách để các bác sỹ khó phát hiện sớm các ca đầu nhỏ là do tâm lý của chị em phụ nữ chưa ý thức được tầm quan trọng của thời điểm, chỉ khi nào tiện mới đi khám, không tuân theo lịch hẹn, hoặc không xác định đúng tuần tuổi của thai nhi trước khi đi khám”.

Bác sỹ Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương: “Không phải trường hợp thai phụ bị nhiễm Zika nào thai nhi cũng bị dị tật đầu nhỏ. Tỷ lệ thai nhi bị tật đầu nhỏ do trong thai kỳ mẹ bị nhiễm virus Zika được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo chỉ khoảng 1 - 10% và cũng chưa có khẳng định chắc chắn dị tật đầu nhỏ là do virus Zika
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm